Lốc điều hòa là gì?

Trong các bộ phận của điều hòa thì lốc điều hòa đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với việc làm lạnh. Vậy lốc điều hòa là gì? Nó có đặc điểm và chức năng gì? Nguyên lý hoạt động ra sao?

Vậy, nếu bạn cũng đang băn khoăn và muốn tìm hiểu rõ hơn về lốc điều hòa thì nên tham khảo ngay những chia sẻ mà chúng tôi đưa ra sau đây.

Lốc điều hòa là gì?

  • Theo các chuyên gia điện máy, trong hệ thống làm lạnh của máy điều hòa thường sẽ bao gồm các bộ phận chính như: dàn nóng, dàn lạnh, quạt gió, lốc điều hòa, điều khiển, van tiết lưu …Trong đó lốc điều hòa chính là tên gọi khác của máy nén điều hòa hay còn gọi là block điều hòa, đóng vai trò quan trọng và được ví là trái tim của hệ thống tuần hoàn.
  • Đặc tính của lốc điều hòa là cho phép làm việc ổn định, máy có tuổi thọ cao, hoạt động không rung và cũng không gây ra tiếng ồn. Đây được xem là một thiết bị đóng vai trò then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động toàn bộ hệ thống máy lạnh. 
lốc điều hòa là gì
Lốc điều hòa là gì?

Cấu tạo của lốc điều hòa

Lốc điều hòa thông thường sẽ có cấu tạo gồm 3 bộ phận cơ bản sau đây:

  • Phần vỏ của lốc điều hòa: phần vỏ bên ngoài này được làm bằng chất liệu thép hoặc là hợp kim nhôm không gỉ. Ở trên vỏ sẽ có 3 chân đấu điện, 2 đường ống là đường ống hút và đường ống đẩy. Ngoài ra vỏ của máy nén còn được gắn thêm một bấu tách lỏng để giúp cho việc tách môi chất ở dạng thể lỏng thành dạng thể hơi. Kèm theo đó lò xo cũng được bố trí ở cùng bên ngoài với 3 chân đế để giúp chống rung.
  • Phần điện lốc điều hòa: phần điện này cũng có cấu tạo gần giống với lốc của tủ lạnh nhưng sự khác biệt là lốc điều hòa sẽ có công suất lớn hơn nên điện trở của cuộn dây cũng sẽ nhỏ hơn lốc tủ lạnh .
  • Phần cơ máy nén: phần cơ được cấu tạo gồm các bộ phận: cửa đẩy, cửa hút, lá van đẩy, khoang xi lanh, thành xi lanh, pít tông, trục lệch tâm, trục đồng tâm và tấm chắn lò xo.
cấu tạo của lốc điều hòa
Lốc điều hòa

Trên lốc điều hòa cũng sẽ có lắp thêm một thiết bị giúp chống quá nhiệt gọi là rơ le nhiệt hoặc là tecmit. Đây là bộ phận có tác dụng giúp ngắt mạch điện vào máy nén trong trường hợp nhiệt độ của máy nén bị tăng quá cao, lốc làm việc liên tục không nghỉ, nhiệt độ ở vị trí cục nóng quá cao, motor máy nén bị gặp vấn đề…

Nguyên lý hoạt động của lốc điều hòa

  • Khi khởi động máy, động cơ điện quay sẽ làm cho trục lệch tâm quay và làm cho pít tông quay theo, đồng thời nó luôn tì sát vào với thành xi lanh. Bên cạnh đó lò xo luôn đẩy tấm chắn sát vào với thành xi lanh pít tông để giúp cho việc chia không gian bán nguyệt ở bên trong thành 2 khoang. Vì vậy hơi môi chất sẽ được hút trực tiếp từ bên ngoài vào bên trong khoang xilanh, pít tông lén qua lá van đẩy rồi đẩy ra ngoài khoang vỏ, tiếp tục từ khoang vỏ thì môi chất sẽ được nén để đẩy ra bên ngoài theo đường ống đẩy.

Chức năng của lốc điều hòa

Lốc điều hòa chính là bộ phận có nhiệm vụ luân chuyển môi chất lạnh trong đường ống dẫn từ dàn lạnh cho tới dàn nóng rồi ngược lại. Cụ thể với các chức năng như:

  • Môi chất làm lạnh ở trong dàn lạnh sẽ được hút liên tục để có thể nén đến áp suất cao rồi chuyển thành dạng lỏng ở trong dàn nóng. Suốt quá trình môi chất chuyển hóa từ dạng khí sang dạng lỏng  sẽ tiếp tục sinh ra nhiệt khiến môi chất lỏng có nhiệt độ cao, thậm chí là có thể lên tới 100 độ C. Do đó nếu đứng gần cục nóng của điều hòa lúc này thì bạn sẽ thấy có gió nóng phả ra và khô. 
  • Nếu như cục nóng điều hòa mà không nóng thì lốc điều hòa sẽ có tác dụng tạo ra sự luân chuyển môi chất liên tục trong đường ống để giúp cho quá trình thu nhiệt ở dàn lạnh cũng như quá trình xả nhiệt ở dàn nóng thực hiện liên tục nếu nhiệt độ trong phòng chưa được đạt đúng theo yêu cầu.

Nhìn chung lốc điều hòa sẽ giúp đảm bảo máy điều hòa có thể hoạt động ổn định, tránh gây ra những phiền phức bởi tiếng ồn, tạo không gian yên tĩnh cho gia đình.

Khi nào cần thay lốc điều hòa?

khi nào cần thay lốc điều hòa
Khi nào cần thay lốc điều hòa

Lốc điều hòa sẽ bị hỏng và cần thay thế trong các trường hợp sau:

  • Nguồn điện để cung cấp cho máy điều hòa không ổn định nên gây ra chập cháy
  • Dàn nóng của máy bị ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào nên không thể trao đổi được, từ đó dẫn tới quá tải và hỏng lốc điều hòa.
  • Do điều hòa có công suất nhỏ nhưng lắp đặt vào phòng có diện tích quá lớn nên nó phải chạy liên tục, làm việc không ngừng nghỉ gây hỏng.
  • Do không chú ý vệ sinh, bảo dưỡng và cấp gas thường xuyên

Khi lốc điều hòa hỏng thì phương án tốt nhất đó là thay mới bởi dù có sửa chữa thì cũng không đảm bảo được chất lượng, rất dễ xảy ra sự cố cháy nổ.

Trên đây là những thông tin liên quan về lốc điều hòa mà bạn vừa tham khảo tại bachkhoadienlanh.com.vn. Mong rằng, với những chia sẽ vừa rồi, sẽ giúp cho bạn đọc có nhiều thông tin hữu ích liên quan.

Xin cảm ơn và hẹn gặp lại ở một chủ đề khác.

5/5 - (1 bình chọn)